Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có giống với lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không ? Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và phân biệt hai loại hành vi phạm tội này.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì ?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn hoặc thuê tài sản của người khác (có hợp đồng, cam kết bằng giấy tờ, thủ tục) sau đó dùng thủ đoạn gian để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả năng bàn giao, hoàn trả lại tài sản.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng là hành vi phạm tội và được quy định xử phạt theo quy định của pháp luật. Tội này được quy định lần đầu tiên tại Điều 140 Bộ luật Hinh sự năm 1999. Đây là tội được nhập từ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân quy định tại Điều 158, Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự năm 1985. Tuy nhiên những quy định về loại tội phạm này chỉ có hiệu lực thi hành và được giám sát chặt chẽ, cụ thể khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội thông qua.
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm và chiếm đoạt tài sản
Hai loại tội phạm này được phân biệt bởi nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sễ được căn cứ theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 còn về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì được căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.
Hành vi phạm tội
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: tội phạm thực hiện hành vi phạm tội này luôn phải có hành vi gian dối, cung cấp sai sự thật,… và những hành vi này phải thực hiện trước khi xảy ra việc giao dịch, chuyển giao tài sản.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: hai bên tự nguyện tiến hành việc cho vay mượn, cho thuê, hợp tác,… tội phạm có thể hoặc không dùng những thông tin sai sự thật. Nếu có thì hành vi này luôn phải thực hiện sau khi xảy ra việc chuyển giao tài sản.
Xem thêm: Điều 139 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Giá trị tài sản chiếm đoạt
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tổng giá trị tài sản chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng được liệt kê trong các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 174 BLHS 2015.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì tổng giá trị tài sản chiếm đoạt từ 4.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng; Hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng được liệt kê trong các trường hợp luật định tại khoản 1, Điều 175 BLHS 2015.
Khung hình phạt
Tùy thuộc vào giá trị tài sản và nhiều yếu tố khác mà tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ có những khung hình phạt khác nhau.
Xem thêm: Những thủ tục trình báo công an cần biết khi bị lừa đảo
Kim Lê