Nhiệt miệng cũng có thể nói là căn bệnh không của riêng ai, tuy nhiên rất nhiều người cứ nghĩ rằng do nóng trong người hay rồi cũng tự hết nên không mấy quan tâm. Thế nhưng cơ thể tổn thương dù lớn hay nhỏ cũng là sự báo hiệu cho sự bất bình thường của cơ thể, hay xem những thắc mắc dưới đây để rõ hơn về nhiệt miệng.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng trong do đó bệnh nhân nên uống các loại thức uống giúp thanh nhiệt, làm mát bên trong cơ thể để cơ thể mau chóng khắc phục tình trạng nóng trong từ đó giảm nhiệt miệng như các thức uống như sau: nước chè (trà) tươi (giúp kháng khuẩn, giải độc), nước cam tươi ( chứa nhiều vitamin, chống oxy hóa, kháng viêm giúp mau lành vết loét nhiệt miệng), nước rau má (mang tính hàn giúp giải nhiệt cho cơ thể) và một số loại nước ít phổ biến hơn nhưng cũng có tác dụng chữa nhiệt miệng như nước ép khế chua, nước nhân trần và lá sen….
Ngoài ra ngày nay cũng đã có những thức uống chức năng được bào chế để giải nhiệt, nóng trong người mà chúng ta có thể mua sẵn ở các tiệm thuốc tây như là gói Nhiệt miệng PV, Sensa Cool….
Nếu bạn bị nhiệt miệng liên tục chứng tỏ cơ thể bạn đang bị một trong các vấn đề sau cần nhận biết sớm để khắc phục tình trạng nhiệt miệng thường xuyên:
– Cơ thể nóng trong do ăn nhiều đồ cay, nóng
– Khoang miệng bị tổn hại vì chăm sóc răng miệng không đúng cách do sử dụng các sản phẩm có chứa Sodium – Lauryl Sulfate – một chất gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng.
– Cơ thể thiếu các loại Vitamin như B2, B3, B12, C
– Rối loạn nội tiết tố
– Các bệnh răng miệng
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn nhưng cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng kéo dài như là căng thẳng quá mức, kéo dài, viêm đường tiêu hóa….
Tùy theo mức độ nhiệt bệnh mà bệnh nhân cần sử dụng các loại thuốc để tình trạng nhiệt miệng mau chóng phục hồi và biến mất:
– Colchicine và prednisone là 2 loại thuốc tây phổ biến nhất được dùng để điều trị nhiệt miệng nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp bảo vệ viết loét nhiệt miệng và còn hỗ trợ các vết loét mau lành
– Thuốc kháng sinh: được bác sĩ chỉ định khi tình trạng nhiệt miệng kéo dài, bị bội nhiễm và vết loét miệng lớn
– Thuốc kháng nấm: kết hợp với các loại thuốc bôi trị nhiệt miệng khi có tình trạng bội nhiễm nấm tại vết loét
– Các viên uống bổ sung vitamin nhất là nhóm B và C cùng với các viên thuốc sắt, kẽm cũng giúp cơ thể mau phục tình trạng nhiệt miệng
Nếu như nhiệt miệng chỉ xảy ra thỉnh thoảng với mức độ nhẹ thì cũng không đáng quan ngại nhưng nếu nó xuất hiện liên tục, thường xuyên với mức độ nặng thì là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng khác mà bệnh nhân cần lưu ý như sau:
– Các bệnh về viêm nhiễm và rối loạn đường ruột như: bệnh Celiac, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng…
– Bệnh Behcet, là một bệnh gây viêm các bộ phận trên cơ thể trong đó có miệng
– Các bệnh về rối loạn nội tiết tố
– Các bệnh về thiếu hụt Vitamin nhóm B, C, thiết hụt sắt, kẽm, acid Folic…
Theo Tây Y thì bệnh nhiệt miệng là một biểu hiện của việc cơ thể đang thiếu hụt một số Vitamin và khoáng chất dẫn đến việc suy giảm miễn dịch từ đó khiến các vi khuẩn phát triển thuận lợi gây viêm loét trong khoang miệng. Các chất mà bệnh nhân nhiệt miệng có thể bị thiếu hụt và cần bổ sung như là vitamin C, vitamin B2, B3, B12, các khoáng chất như sắt, kẽm, acid Folic….
>> Cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Trên đây là những câu hỏi thường gặp chúng tôi muốn chia sẻ, nếu bạn còn thắc mắc nào hãy gửi đến mail: [email protected] để nhận câu trả lời nhé!
Yến Huỳnh