Góc cảnh giác

Cần phải làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội?

Hiện nay mạng xã hội và điện thoại thông minh rất phát triển giúp con người tiếp nhận thông tin nhanh chóng, chính xác và dễ dàng hơn. Tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều đối tượng lừa đảo dựa vào các thông tin trên mạng xã hội mà có thể tiếp cận được các thông tin của bạn rồi thực hiện các hành vị lừa đảo công nghệ cao những thủ đoạn vô cùng tinh vi. Vậy cần phải làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội?

Làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại?

Với những người nhẹ dạ cả tin thì bọn lừa đảo qua điện thoại sẽ dùng những hình thức như gửi tin nhắn trúng thường, giả danh làm nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp các mã số OTP để chúng tiếp cận tài khoản ngân hàng hoặc giả danh công an hình sự yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân,… Nếu chẳng may lơ là không đề phòng và bị chúng lừa mất tiền bạc, tài sản thì việc đầu tiên bạn nên làm là thật sự bình tĩnh không rối trí dẫn đến không biết làm gì khi bị lừa đảo và báo ngay cho các cơ quan chức năng.

Làm gì khi bị lừa đảo 1
Các hình thức lừa đảo hiện nay vô cùng tinh vi vì vậy mọi người luôn phải đề cao cảnh giác

Bạn có thể liên hệ để báo tình trạng với cơ quan công an địa phương gần bạn nhất hoặc trực tiếp liên hệ với các cơ quan hình sự điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Đặc biệt là những đối tượng để có được những thông tin về tài khoản ngân hàng thì bạn phải ngay lập tức liên hệ để nhân viên ngân hàng kịp thời khóa thẻ, chặn mọi giao dịch. Đồng thời thông báo số điền thoại để chúng tôi cập nhật vào danh sách số điện thoại lừa đảo để mọi người cùng cảnh giác.

Làm gì khi bị lừa đảo 2
Ngay khi phát hiện mình bị lừa đảo bạn cần đến cơ quan chức năng hoặc liên hệ với các số hotline để trình báo

Lưu ý bạn nên cẩn thận lưu giữ tất cả những tin nhắn, các giao dịch chuyển khoản hoặc các biên lai giao dịch khác,… Nếu bạn có thêm bất cứ thông tin nào đều phải cung cấp đầy đủ để hỗ trợ cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra.

Nếu không thể trực tiếp đi đến các cơ quan công an, bạn cũng có thể liên hệ qua số điện thoại đường dây nóng an ninh mạng để trình báo. Các số điện thoại mà bạn có thể liên hệ để trình báo: 069 234 85 60 – Cục Cảnh sát hình sự. (Nguồn: Báo Lao Động) hoặc số hotline riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh: 08 3864 0508. (Nguồn : VTV)

Làm gì khi bị lừa đảo qua mạng, mạng xã hội?

Nhiều người thật sự còn rất chủ quan với các hành vi lừa đảo và không biết phải làm gì khi bị lừa đảo đặc biệt là lừa đảo qua mạng xã hội – nơi mà mọi người rất dễ dàng để lộ thông tin với những người lạ.

Làm gì khi bị lừa đảo 3
Mạng xã hội là nơi rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để tìm kiếm các thông tin cá nhân của nạn nhân

Tương tự như việc bị lừa đảo qua điện thoại, bạn cần liên hệ với với các cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ điều tra và giải quyết. Đặc biệt nếu bạn bị lừa đảo tiền mặt hoặc bị đối tượng lừa đảo tiếp cận với tài khoản ngân hàng thì nên ưu tiên liên hệ bên phía ngân hàng để đảm bảo không để tội phạm tiếp tục giao dịch trên số dư tài khoản của bạn.

Làm gì khi bị lừa đảo 4
Các cơ quan tiếp nhận tố giác tội phạm lừa đảo sẽ tiếp nhận thông tin của bạn và tiến hành điều tra

Đặc biệt khi tố giác lừa đảo cần phải có bằng chứng rõ ràng, chính xác ngày giờ và tài sản bị lừa đảo. Khi bạn bị lừa đảo qua mạng thì cần đầy đủ thông tin giao dịch như những tin nhắn trao đổi, biên lai chuyển tiền hoặc các chứng minh về tài sản đã bị lừa,…

>> Bị hack tiền trong tài khoản có lấy lại được không?

Việc ghi nhớ thông tin của đối tượng lừa đảo như tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, tên thường gọi, bạn bè hoặc người thân của các đối tượng lừa đảo cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều tra của cơ quan chức năng. Vì vậy cần khai báo tất cả các thông tin rõ ràng chính xác.

Làm gì khi bị lừa đảo 5
Bạn nên chuẩn bị tất cả những chứng cứ liên quan như giao dịch, biên lai,.. và khai báo rõ ràng chính xác về tình huống và đối tượng lừa đảo

Các thủ tục trình báo mà bạn nên chuẩn bị khi đến cơ quan tố giác tội phạm bao gồm:

  • Đơn trình báo công an.
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân bản chính hoặc bản photo có công chứng
  • Sổ hộ khẩu bản chính hoặc bản sao công chứng.
  • Các chứng cứ kèm theo như video, hình ảnh, ghi âm, sao kê giao dịch, mã số giao dịch, hoặc tất cả các thông tin về hành vi phạm tội,…

Hãy nhanh chóng làm thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo để được giải quyết sớm nhất.

Kim Lê