Những năm gần đây tình hình lừa đảo và chiếm đoạt tài sản ngày càng phổ biến và diễn biến vô cùng phức tạp, loại tội phạm này luôn có những chiêu thức đa dạng dễ dàng tạo được lòng tin của người bị hại, số tiền chiếm đoạt có thể lên đến con số hàng tỷ đồng. Người dân cần phải nắm rõ thế nào là lừa đảo chiếm đoạt tài sản ? Các chiêu thức lừa đảo và chiếm đoạt tài sản thường gặp nhất.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi mà người phạm tội sẽ cung cấp những thông tin giả, những thông tin sai sự thật, bịa đặt hoặc lợi dụng lòng tin, lợi dụng vào mối quan hệ thân thiết giữa tội phạm và nạn nhân hòng thực hiện những hành vi với mục đích dịch chuyển một cách trái pháp luật tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá,… đang thuộc sở hữu, quản lý của người khác vào phạm vi sở hữu của mình.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn bị xử lý theo những điều khoản được quy định trong Điều 139 bộ luật Hình sự Việt Nam. Tùy thuộc vào từng trường hợp, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của từng vụ việc mà tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ có mức hình phạt nhất định bao gồm phạt hành chính và phạt tù.
Các hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo qua mạng xã hội
Lợi dụng vào việc mạng xã hội đang cực thịnh hành và phát triển như hiện nay, những nhóm tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ dựa vào đó kết bạn, làm quen, tạo lòng tin với nạn nhân từ đó sẽ đưa ra những lời “mồi chài” để dụ dỗ và chiếm đoạt tài sản tiền bạc. Tội phạm có thể dụ dỗ nạn nhân cho vay tiền, đầu tư kinh doanh, mua sản phẩm,… Mọi người cần cẩn thận hơn khi người lạ chủ động kết bạn, làm quen để tránh mắc bẫy của bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm: Các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội
Mạo danh cơ quan nhà nước
Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ mạo danh cơ quan nhà nước, bưu cục, ngân hàng,… để thông báo cho khách hàng về những khoản lệ phí chưa thanh toán, những món nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thanh toán. Bên cạnh đó bọn tội phạm công nghệ cao cũng có thể yêu cầu khách hàng tải những ứng dụng “ma” để nhập thông tin cá nhân của khách hàng, nhập mã OTP từ đó chúng có thể chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc dùng thông tin cá nhân của khách hàng trong những thủ đoạn khác. Hãy gọi ngay vào số điện thoại đường dây nóng an ninh mạng để báo với cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu lừa đảo trên.
Lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch covid 19
Những ngày gần đây, cơ quan công an đã ghi nhận rất nhiều trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ Internet Banking và các ví điện tử phản ánh về tình trạng xuất hiện nhiều email giả mạo về dịch vụ trợ cấp do dịch covid 19.
Ngày 14/9, đại diện ví điện tử MoMo đã gửi mail thông báo khẳng định không có chương trình trên và khuyến cáo những người sử dụng không đăng nhập vào các đường link cũng như không cung cấp các mã OTP bảo mật. Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi có được thông tin và mã OTP sẽ có thể lấy đi toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng cũng như ví điện tử. Những người dân cần lưu ý đề cao cảnh giác trong trường hợp này, tránh chủ quan với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến này.
Kim Lê