Xã hội phát triển nhanh như hiện nay thì cũng kéo theo những hệ lụy tiêu cực xuất hiện nhiều không kém. Trong những năm vừa qua, có hàng nghìn trường hợp cho hay đã bị lừa đảo với nhiều hình thức tinh vi và thủ đoạn nham hiểm. Bằng những ngón nghề dày dặn kinh nghiệm hay sự hiểu biết về cách mạng số đã giúp những băng nhóm lừa đảo công nghệ hành động khá mạnh mẽ. Để biết được những thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo, bài viết hôm nay sẽ giúp cho bạn đọc có được nguồn thông tin cụ thể cũng như cần làm những gì để đảm bảo quyền lợi, cũng như hỗ trợ chính bản thân trước những vấn đề nan giải này.

Những hành vi lừa đảo cấu thành tội danh
Lừa đảo được hiểu là hành vi tạo lòng tin lên người khác nhằm mục đích thu lợi bất chính, trái với pháp luật, gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Chủ yếu là những hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản vốn không thuộc về mình và sử dụng một cách bất hợp pháp.
Hành vi lừa đảo hiện nay vô cùng tinh vi và đa dạng hóa. Lừa đảo co thể thấy phổ biến như lừa đảo qua điện thoại, giả danh những người có chưc quyền thu lợi từ người dân, những người nhẹ dạ cả tin. Cũng có thể là giả dạng doanh nghiệp bán hàng giả, hàng nháy cho khách hàng… và những hành vi này chung quy đều mang đến thiệt hại cho người bị hại, thu được lợi ích bất chính.

>> Bị hack tiền trong tài khoản có lấy lại được không?
Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo
Dưới đây là những chia sẽ những việc cần thực hiện khi không may là đối tượng bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản bạn cần biết để chính quyền, công an có kế hoạch cũng như sự hỗ trợ tốt nhất:
Bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của kẻ lừa đảo.
Để chứng minh cho những thông tin trình báo lên công an là xác thực và đáng tin cậy, việc cần làm đầu tiên là thu những những bằng chứng có liên quan để có thể chứng minh được mình là người bị hại.
Những bằng chứng ở đây có thể là hợp đồng giao kếp có biểu hiện bất hợp pháp; thông tin trao đổi có liên quan đến hành vi lừa đảo thông qua giấy tờ, điện thoại, mạng xã hội; những giấy tờ liên quan đến đánh cấp tiền bạc, tài sản như biên nhận chuyển tiền, sao kê…; và một số thông tin cần thiết như địa chỉ mạng xã hội, số điện thoại sử dụng để lừa đảo…
Những thông tin cung cấp liên quan đến đối tượng càng chi tiết sẽ giúp cho việc truy xét, tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng hơn.
>> Các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội phổ biến hiện nay
Thủ tục trình báo công an
Thông tin thủ tục trình báo hành vi lừa đảo cơ bản như những thông tin bên dưới, hồ sơ và những thông tin có thể bổ sụng thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan chức năng nơi tiếp nhận giải quyết khiếu nại thực hiện.
Những giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị:
- Mẫu đơn trình báo tố giác lừa đảo do theo mẫu của bộ công an. Mẫu này có thể nhận tại cơ quan giải quyết tố tụng hoặc tải tại đây.
- Giấy tờ tùy thân của người bị hại như chứng minh thư, căn cước công dân, căn cước công dân có mã vạch
- Sổ hộ khẩu có tên người bị hại
- Những bằng chứng kèm theo chứng minh về hành vi lừa đảo cũng như xác định mức độ chính xác của vụ việc
- Những giấy tờ này cần photo công chứng và mang theo bảng gốc để đối chiếu khi cần thiết.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin cần thiết, người bị hại sẽ đến cơ quan có thẩm quyền để nộp đơn tố cáo. Công an tại cơ quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, bắt đầu thu thập những thông tin cần thiết và tiến hành điều tra. Nếu tính chất vụ việc có liên quan đến tội danh lừa đảo, cơ quan công an sẽ thông báo đến người bị hại và tiến hành khởi tố vụ án. Công an bằng nghiệp vụ sẽ tiếp hành điều tra, và truy tố đến những đối tượng lừa đảo có liên quan. Và khi đã có đủ các thông tin cần thiết sẽ tiến hành xét xử vụ án theo quy định của pháp luật.
>> Nghe điện thoại từ số máy lạ mất hết tiền trong tài khoản
Trên đây là những chia sẽ thông tin về quy trình trình báo, tố cáo tội phạm lừa đảo đến công an cho những người bị hại. Thông tin có thể thay đổi dựa vào sự thay đổi theo quy định của nhà nước.
Kim Lê