Hiện nay tình hình dịch covid 19 diễn biến phức tạp dẫn đến việc nhiều người phải tạm ngưng công việc từ đó người dân có nhiều thời gian sử dụng điện thoai, sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… từ đó dẫn đến việc nhiều tội phạm lừa đảo qua mạng đặc biệt là lừa đảo qua mạng zalo ngày càng tăng nhiều hơn. Người dân phải tuyệt đối cảnh giác với chiêu trò lừa đảo phổ biến này.
Xem thêm: Cần phải làm gì khi bị lừa đảo qua điện thoại và mạng xã hội?
Lập tài khoản giả mạo
Với chiêu trò này, những tội phạm lừa đảo qua mạng, phổ biến là Zalo sẽ kết bạn với nạn nhân sau đó chúng sẽ dùng chính những hình ảnh của nạn nhân để lập một tài khoản giống hệt của nạn nhân. Bằng những thủ thuật trên hệ thống, chúng có thể dễ dàng có được danh sách những người bạn, người thân của nạn nhân. Khi đó chúng sẽ lừa đảo những người thân này với các hình thức như vay tiền mặt, mua thẻ cào điện thoại,…
Rất nhiều người đã gặp phải tình huống “dở khóc dở cười” khi bị người thân, bạn bè “nhắc khéo” về những khoản nợ mà chính bản thân mình cũng không hề hay biết, đến khi sự việc được phát giác thì cũng đã có rất nhiều người bị lừa. Bênh cạnh chiêu trò này, cũng rất nhiều tội phạm dùng các phần mềm để hack tài khoản zalo của người dùng và tiến hành lừa đảo rất nhiều nạn nhân.
Để tránh những sự việc này xảy đến vẫn bản thân mình, người dân nên cẩn thận xem xét khi kết bạn với những người lạ mặt không quen biết. Khi dùng các tải khoản xã hội như zalo cần đảm bảo bảo mật cẩn thận không để tội phạm đăng nhập được vào tài khoản cá nhân.
Xem thêm: Cảnh giác hình thức lừa đảo qua điện thoại nhận bưu phẩm
Mạo danh các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tài sản
Bên cạnh việc lập tài khoản giả mạo thì chiêu trò mạo danh các doanh nghiệp cơ quan để lừa đảo qua mạng zalo cũng rất phổ biến. Tội phạm lừa đảo sẽ mạo danh những doanh nghiệp, công ty, cơ quan nhà nước lừa đảo bằng nhiều hình thức khác nhau như : trúng thưởng quà tặng, tặng thẻ cào điện thoại, chơi game trúng thưởng, nợ cược nợ phí bưu phẩm,…. Chúng thường sẽ yêu cầu khách hàng chuyển khoản qua các ví điện tử liên kết để chiệm đoạt tài sản của người bị hại.
Đặc biệt trong lúc tình hình dịch bệnh như hiện nay, các hình thức lừa đảo qua mạng xã hội ngày càng tăng cụ thể là Zalo, nắm bắt được tâm lý của người dân đang có nhu cầu vay vốn tiêu dùng, nhiều kẻ lừa đảo đã mạo danh các ngân hàng lập những tài khoản cho vay tiền. Chúng sẽ kết bạn với nạn nhân và giới thiệu cho nạn nhân đến các app cho vay tiền hoặc các app tiền ảo. Sau khi nhập các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại và nhiều thông tin người liên hệ tham chiếu khác, khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền giải ngân “ảo”. Nếu người dùng muốn có được mật khẩu để rút số tiền này thì cần chuyển một số tiền “ lệ phí” vào một tài khoản khác. Khi nạn nhân nhẹ dạ cả tin chuyển tiền vào đó, chúng sẽ lập tức cắt đứt liên lạc với nạn nhân. Để cảnh giác với bọn tội phạm lừa đảo zalo, khách hàng cần hết sức cẩn thận, xác minh mọi thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ vay và không chuyển bất cứ khoản phí nào cho những tài khoản zalo lạ.
Xem thêm: Những thủ tục trình báo công an cần biết khi bị lừa đảo
Kim Lê