Trong nghệ thuật sống, thói tọc mạch, soi mói người khác là một thú vui xấu nhưng rất nhiều người Việt mắc phải dù vô tình hay cố ý. Vậy để tìm hiểu về thói xấu này, nguyên nhân và cách đề phòng để chúng ta không trở thành kẻ soi mói người khác
Vì sao chúng ta dễ trở thành người soi mói người khác
Trong mỗi con người chúng ta khi sinh ra thì đã có sẵn tính tò mò, quan tâm, thích khám phá thế giới bên ngoài và những người xung quanh. Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc chúng ta hay quan tâm đến đời sống của người khác cũng rất phổ biến. Tuy nhiên việc này nếu bản thân không biết cách kiểm soát thì chúng ta rất dễ trở thành những con người soi mói người khác.
Chắc chắn ai cũng đã từng vô tình hay hữu ý trở thành nạn nhân hoặc là người soi mói người khác nhất là trong thời đại thông tin, công nghệ bùng nổ như bây giờ.
Ngoài ra có một nguyên nhân nữa cho việc chúng ta hay soi mói, để ý đến việc của người khác đó là chúng ta muốn tìm ra điểm yếu, mặt không tốt của người khác để trấn an lòng tự ti hoặc cũng là để biện minh cho các khuyết điểm của bản thân mình.
Xem thêm: Cách đáp trả khi bị nói xấu
Những nơi hay xuất hiện những kẻ hay soi mói người khác
Một nhân vật mà cộng đồng mạng hay dùng để muốn nhắc tới một người hay soi mói người khác đó là “bà hàng xóm”. “Bà hàng xóm” đại diện cho những con người hay soi mói người khác mà họ lại là những người rất gần chúng ta. Từ những gì soi mói được, những “bà hàng xóm” dễ dàng theo dệt lên những câu chuyện về chúng ta từ trí tưởng tượng phong phú và những suy đoán vô căn cứ của họ. Đã có nhiều tình huống bi hài mà nguyên nhân là từ những câu chuyện thêu dệt nên từ tính thích soi mói của người khác của các “bà hàng xóm”.
Một môi trường hay xuất hiện những kẻ soi mói người khác nữa là môi trường công sở hoặc nơi làm việc, nơi mà các đồng nghiệp gặp nhau, có điều kiện quan sát được nhau một cách thường xuyên, từ đó cũng hình thành nên thói soi mói người khác của không ít các cô nàng đồng nghiệp. Họ không những soi mói trong công việc mà cả các vấn đề ngoài công việc như các ăn mặc, tiêu xài, đời sống cá nhân….của nhau từ đó dễ dàng đồn thổi, chia bè phái trong môi trường làm việc gây mất tình cảm, mất đoàn kết và rạn vỡ nhiều mối quan hệ.
Xem thêm: Những câu nói hay về sự chê bai người khác
Các biện pháp để không trở thành kẻ soi mói người khác
Như đã nói phía trên lằn ranh giữa việc chúng ta quan tâm đến người khác và việc soi mói người khác rất mỏng manh vì vậy để không tự biến mình thành người soi mói chúng ta cần đặt ra được giới hạn về sự quan tâm vừa đủ với từng người, từng mối quan hệ mà chúng ta cần quan tâm để bảo đảm sự quan tâm của chúng ta dành cho người khác là vừa phải vẫn đảm bảo được sự riêng tư cho người khác vì ai cũng có những việc, những khía cạnh không muốn người khác biết đến.
Một biện pháp chủ động khác để chúng ta không vô ý soi mói đến việc của người khác là dành thời gian tập trung cho bản thân mình nhiều hơn thay vì dành thời gian rãnh rỗi để săm soi, soi mói người khác. Đây cũng là biện pháp để giúp chính chúng ta xây dựng bản thân mình tốt hơn, tạo được sự tự tin, tâm lý, tư duy tiến bộ từ đó đẩy lùi được các thói xâu như soi mói, nói xấu người khác để phô trương bản thân mình.
Xem thêm: Những câu nói hay về con người hai mặt
Yến Huỳnh